Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty

Theo thống kê từ Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và Kinh tế tập thể – Bộ Tài chính, chỉ trong tháng 2/2025, cả nước có tới 10.128 doanh nghiệp mới được thành lập, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực từ thị trường, mở ra cơ hội lớn cho các cá nhân, tổ chức có ý định khởi nghiệp hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn đang phân vân bắt đầu từ đâu, hãy để Vi-Office – đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp trọn gói – đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng và phát triển thương hiệu.

1. Chi phí thành lập doanh nghiệp trọn gói

Khi thành lập doanh nghiệp, chi phí thành lập là một vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là với những khách hàng muốn tối ưu chi phí và cần thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hiểu được vấn đề này, Vi-Office  xây dựng các gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp để khách hàng tự lựa chọn sao cho phù hợp với ngân sách và nhu cầu của mình. Các chi phí này là chi phí trọn gói, không phát trinh trong toàn bộ quá trình.

Dịch vụGói khởi nghiệpGói phát triểnGói thịnh vượng
Giá tiền999.000 đồng3.500.000 đồng6.000.000 đồng
Giấy phép đăng ký kinh doanh☑️☑️☑️
Bộ hồ sơ pháp lý công ty☑️☑️☑️
01 con dấu tròn Công ty liền mực loại đẹp☑️☑️☑️
01 con dấu chức danh “Giám đốc” liền mực loại đẹp☑️☑️☑️
Biển công ty Mica kích thước 25×35 cm☑️☑️
Chữ ký số 3 năm + 500 hóa đơn điện tử☑️☑️
Liên kết hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp☑️☑️
Hướng dẫn các thủ tục thuế cần làm sau thành lập chi tiết bằng văn bản☑️☑️
Nộp tờ khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn điện tử☑️☑️
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (logo, cardvisit)☑️
Website chuẩn SEO + Tên miền☑️
Thiết lập các tài khoản: thuế, mạng xã hội☑️
Xem thêm:  Đăng ký website với bộ công thương

2. Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Vi-Office

Bước 1: Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: TNHH 1 thành viên, TNHH 2 thành viên trở lên, hoặc Công ty cổ phần.

Bước 2: Tư vấn về tên công ty: đảm bảo không trùng lặp, có khả năng đăng ký thương hiệu và tên miền.

Bước 3: Tư vấn mã ngành kinh doanh: đúng quy định pháp luật, bao quát hoạt động hiện tại và tương lai.

Bước 4: Soạn hồ sơ đăng ký: hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, góp vốn, người đại diện, chức danh quản lý.

Bước 5: Đăng ký doanh nghiệp và nhận kết quả trong 5-8 ngày làm việc.

Bước 6: Thực hiện thủ tục sau thành lập: khai thuế ban đầu, mở tài khoản ngân hàng, phát hành hóa đơn, kê khai bảo hiểm…

3. Tài liệu cần chuẩn bị khi thành lập công ty

1. Nếu quý khách Thành lập công ty có tổ chức, doanh nghiệp góp vốn thì cần các tài liệu sau:

– Bản sao công chứng Đăng ký kinh doanh của pháp nhân, tổ chức.

– Bản sao công chứng CCCD của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức góp vốn.

2. Thành lập công ty do cá nhân góp vốn cần các tài liệu sau: Bản sao công chứng CCCD/ Hộ chiếu của các thành viên góp vốn.

4. Thời gian hoàn thiện thủ tục thành lập công ty

Thời gian xử lý và hoàn tất đầy đủ thủ tục thành lập doanh nghiệp thông thường dao động từ 5 đến 8 ngày làm việc. Nếu bạn cần rút ngắn thời gian thực hiện, hãy liên hệ ngay với Vi-Office để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất!

Xem thêm:  Dịch vụ thành lập chi nhánh

5. Các loại thuế doanh nghiệp cần kê khai và thực hiện sau khi thành lập

Sau khi đăng ký thành lập, doanh nghiệp cần lưu ý một số nghĩa vụ thuế cơ bản như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế khi phát sinh phần chênh lệch dương giữa giá trị đầu ra và đầu vào. Mức thuế suất áp dụng phổ biến là 10%, tuy nhiên nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ đang được hưởng mức ưu đãi 8% trong 6 tháng đầu năm 2025 theo Nghị quyết số 174/2024/QH15.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Áp dụng trên phần lợi nhuận sau khi trừ chi phí hợp lệ, với mức thuế suất phổ biến là 20%. Doanh nghiệp chỉ phải nộp loại thuế này khi bắt đầu có lãi.

  • Lệ phí môn bài: Được xác định theo mức vốn điều lệ đăng ký ban đầu. Riêng các công ty thành lập mới trong năm 2025 sẽ được miễn hoàn toàn lệ phí môn bài năm đầu theo quy định hiện hành.

Các loại thuế doanh nghiệp cần kê khai và thực hiện sau khi thành lập
Các loại thuế doanh nghiệp cần kê khai và thực hiện sau khi thành lập

6. Lựa chọn loại hình công ty phù hợp

✔ Công ty TNHH phù hợp nếu bạn muốn:

  • Quản lý chặt chẽ, ít người góp vốn (tối đa 50 thành viên).

  • Kiểm soát việc chuyển nhượng vốn (phải được các thành viên khác đồng ý).

  • Tránh rủi ro cá nhân: chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

  • Dễ chứng minh năng lực góp vốn nhờ thông tin ghi rõ trên GCN ĐKDN.

  • Chuyển nhượng vốn ngang giá không bị tính thuế TNCN.

✔ Công ty cổ phần phù hợp nếu bạn cần:

  • Huy động vốn linh hoạt qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

  • Dễ mở rộng quy mô, hợp tác đầu tư và thu hút nhân tài.

  • Chuyển nhượng cổ phần tự do (sau 3 năm, không cần thông báo).

  • Bộ máy quản trị rõ ràng, có thể tách biệt giữa quản lý và sở hữu.

  • Phù hợp với các doanh nghiệp định hướng phát triển lớn, bền vững.

7. Việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

7.1. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản

  • Người đại diện pháp luật mang CMND/CCCD, Giấy ĐKKD, con dấu, điều lệ… đến ngân hàng mở tài khoản.

  • Sau đó, thông báo số tài khoản với Sở Kế hoạch & Đầu tư (trong 5 ngày làm việc).

Xem thêm:  Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

7.2. Treo biển công ty tại trụ sở

  • Biển công ty bắt buộc có: Tên công ty, địa chỉ, email hoặc số điện thoại.

  • Là điều kiện để cơ quan thuế xác minh trụ sở.

7.3. Mua chữ ký số và đăng ký nộp thuế điện tử

  • Mua chữ ký số

  • Đăng ký nộp thuế điện tử qua hệ thống thuế.

  • Kê khai và nộp các loại thuế qua mạng:

    ✔ Thuế môn bài (nếu không được miễn)
    ✔ Thuế GTGT, báo cáo hóa đơn
    ✔ Báo cáo tài chính cuối năm

7.4. Nộp tờ khai và lệ phí môn bài

  • Miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

  • Từ năm sau: hạn nộp lệ phí và tờ khai là 30/01 hàng năm.

  • Có thể nộp qua tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt.

7.5. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

  • Bắt buộc đăng ký hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

  • Các bước:
    ✔ Mua hóa đơn điện tử
    ✔ Gửi thông báo phát hành hóa đơn
    ✔ Cán bộ thuế có thể đến kiểm tra trụ sở trước khi phê duyệt

8. Hệ quả pháp lý khi thành lập công ty nhưng không đưa vào hoạt động

  • Bị tạm ngưng mã số thuế: Công ty sẽ không thể tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cho đến khi hoàn tất thủ tục khôi phục mã số thuế.

  • Bị xử phạt hành chính: Do không thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế định kỳ hoặc không duy trì hoạt động tại trụ sở đăng ký.

  • Người đại diện pháp luật bị ảnh hưởng: Trường hợp công ty bị treo mã số thuế, người đại diện theo pháp luật cũng sẽ bị đưa vào diện hạn chế, ảnh hưởng đến quyền thành lập hoặc quản lý các doanh nghiệp khác cho đến khi tình trạng thuế được khắc phục.

  • Nguy cơ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Nếu công ty không khắc phục các vi phạm trong thời gian quy định, cơ quan chức năng có thể tiến hành thủ tục thu hồi tư cách pháp nhân của doanh nghiệp.

9. Lý do nên chọn Vi-Office khi thành lập công ty

  • Kinh nghiệm gần 10 năm hỗ trợ hàng chục nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Đội ngũ luật sư – chuyên gia tư vấn – kế toán viên có chứng chỉ hành nghề thuế luôn sẵn sàng tư vấn mọi vướng mắc pháp lý trong hoạt động doanh nghiệp.
  • Vi-Office cung cấp dịch vụ trọn gói từ thành lập công ty, mở tài khoản ngân hàng, kê khai thuế ban đầu, mua chữ ký số, phát hành hóa đơn điện tử đến đăng ký nhãn hiệu.
5/5 - (1 bình chọn)